Nguồn: KênhSinhViên.Net
Tôi đã cài đặt thành công PHP và MySql trên nền IIS 6.0 trong Windows XP, sau đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm. Xin hãy lưu ý rằng nếu bạn đang chạy localhost bản IIS 5.1 kèm theo đĩa CD cài đặt Windows thì điều đầu tiên cần làm ngay là google ngay từ khóa "Download Microsoft IIS 6.0 Manager" và vào website Microsoft để tải về và cài đặt phiên bản 6.0 (~4Mb). Nếu bạn đã cài IIS 5.1 và bây giờ cài tiếp IIS 6.0 thì cả hai phiên bản sẽ cùng tồn tại, bạn có thể vào"Control Panel -> Administrative Tools" để kiểm tra. (Tôi chưa dùng IIS 7 nên xin miễn bình luận về nó)
Ngoài ra hãy download 3 phần sau về :
+ Download PHP 5.2.3 ZIP File (~10 Mb): Click Here to Download
+ Download MySQL 5.0 (~45 Mb): Click Here to Download
+Download MySQL 5.0 GUI Tools (~17Mb): MySql 5.0 GUI Tools (công cụ giúp bạn quản lý cơ sở dữ liệu)
CÀI ĐẶT IIS 6.0 MANAGER:
Uhm. Cài cái này thì rất dễ không có gì để nói. Tuy nhiên có một lưu ý : để IIS 6.0 Manager hoạt động được trên máy bạn, thì máy của bạn cần phải được cài sẵn IIS phiên bản 4 trở lên.
CÀI ĐẶT PHP:
Bước 1: Cấu hình IIS 6.0 trỏ đến thư mục cục bộ chứa các webfile của bạn (có thể đặt tại C:\Inetpub\wwwroot cũng được). Đừng quên tạo một file "index.htm" (hoặc index.html) làm trang chủ đặt tại thư mục gốc chứa web, trang này có thể chứa một số hình ảnh, sử dụng các font chữ nổi bật (cái này tùy bạn). Vậy là xong phần này, bây giờ bạn có thể bật Internet Explorer ra và gõ vào http://127.0.0.1, bạn sẽ thấy nội dung file index.htm mà bạn đã tạo.
Bước 2: Tạo một thư mục mới trong ổ đĩa C đặt tên là “PHP” và giải nén toàn bộ file PHP mà bạn đã tải về ở trên (php-5.2.8-Win32.zip) vào thư mục này. Bạn sẽ thấy một loạt các file dll, bat, exe, reg, txt… và một số các thư mục con như "ext", "extras" và "dev" với các file ở trong đó. Vậy là tập tin bạn tải về hoạt động tốt.
Bước 3: Mở IIS6 Manager > nhấp phải vào Default Website -> Properties -> Select Home Directory -> nhấn Configuration. Trong cửa sổ Application Configuration mở ra, bạn kiểm tra xem trong list Application extentions (có các đuôi như *.asa, *.asp…) xem thử có dòng nào có đuôi *.php không. Nếu chưa có, click "Add" > trong cửa sổ tiếp theo, ô “executable” nhấn nút “Browse” duyệt đến thư mục “C:\PHP” và tìm file "php5isapi.dll" > Click "OK" để chọn. Sau đó nhập “.php” vào ô “extension”. Nhấn Ok > Ok > Ok để hoàn tất bước này.
Bước 4 : Tạo một file có phần mở rộng là *.php (ví dụ "phptest.php") tại thư mục gốc của webfolder. Nội dung file này như sau:
PHP Code: <?PHP phpinfo(); ?>
Bước 5: Bạn copy file "php.ini-recommended" trong thư mục “C:\PHP” và dán vào thư mục C:\WINDOWS. Đổi tên file này thành "php.ini".
Bước 6: Khởi động lại máy tính.
Sau khi khởi động lại máy xong, bạn bật IE và gõ vào ô địa chỉ http://127.0.0.1/phptest.php" và enter, bạn sẽ thấy một trang web hiện ra với nội dung là các thông tin của phiên bản PHP.
Nếu bạn thấy các thông tin đó có nghĩa là bạn đã cài đặt thành công PHP!
CÀI ĐẶT MySQL:
Bước 1: Cài MySQL 5.0 bằng file bạn đã tải về ở trên. Các bước cơ bản như sau:
a. Chạy tập tin cài đặt, một cửa sổ chào mừng hiện lên, chọn Next.
b. Ở cửa sổ kế tiếp, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm, thì việc chọn kiểu cài đặt Typical là sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm có nhân của tôi (người dịch) thì bạn nên chọn chế độ Custom để có thể chỉ định cài đặt MySQL ở một phân vùng khác của ổ cứng (lý do là khi hệ thống có vấn đề, CSDL sẽ đỡ thất thoát hơn so với cài mặc định là ổ chứa hệ điều hành). Trong ví dụ chọn Typical, nhấn Next.
c. Nếu như đã sẵn sàng cho việc cài đặt, thì nhấn Install để xác nhận, chương trình sẽ cài tự động cho bạn.
d. Khi tiến trình cài xong hoàn tất, bạn chọn ngay Configure the MySQL Server nowFinish. Nếu lý do gì đó, bạn không cần chọn cấu hình ngay, mà có thể để khi khác.
để ta tiếp tục việc cấu hình cho MySQL. Nhấn
e. Nhấn Next tại cửa sổ chào mừng cấu hình MySQL.
f. Chưa có kinh nghiệm, hoặc không có như cầu gì cao, chọn Standard Configuration, nhưng nếu như cần thiết, chế độ Detail sẽ giúp bạn cấu hình với nhiều lựa chọn hơn.
g. Cửa sổ kế, bạn nên chọn như hình bên dưới, ngoài ra theo kinh nghiệm của tôi thì bạn chọn luôn phần Include Bin Directory in Windows PATH.
h. Tại cửa sổ xác nhận thông tin tài khoản quản trị toàn bộ CSDL này, bạn chọn như hình bên dưới. Về phần mật khẩu, bạn nhập vào mật khẩu mà mình muốn nhưng phải nhớ để sau này có thể sử dụng. Mặc định cho tài khoản quản trị MySQL luôn là root.
i. Ở bước cuối cùng, bạn hãy nhấn nút Execute để cho MySQL được truy xuất với những thiết lập của bạn.
j. Nếu sau khi nhấn Execute, bạn nhìn thấy hình như dưới đây, tức là bạn đã cài đặt thành công, nhấn Finish để hoàn tất việc cài đặt MySQL.
Còn nếu như nhận được thông báo lỗi Connection Error, chọn Retry để chương trình chạy lại! Sở dĩ, lỗi này xảy ra có thể là do máy tính quá chậm nên không đáp ứng được tốc độ đủ cho việc bắt đầu chạy MySQL.
Bước 2: Để quản lý CSDL MySQL thì ta có nhiều cách. Từ việc quản lý bằng dòng lệnh, phần mềm, … cho đến việc quản lý theo kiểu truy xuất web. Ở đây tôi khuyên bạn nên dùng MySQL 5.0 GUI Tools. Chương trình này sẽ cho phép bạn xem và quản lý cấu trúc cơ sở dữ liệu. Về cách cài đặt phần này thì không có gì đáng nói, hết sức đơn giản.
Bước 3: Mở MySQL Administrator. Điền vào ô “server host” là localhost, port là 3306, usernamelà root và password là mật khẩu của bạn đã đặt lúc cài đặt ở bước 1 . Click Ok. Trong bảng hiện ra bạn thấy câu “MySQL Server is running” có nghĩa là bạn đã thành công.
CẤU HÌNH ĐỂ PHP HOẠT ĐỘNG VỚI MySQL:
Bước 1: Copy file "libmysql.dll" trong thư mục “C:\PHP” vào thư mục C:\WINDOWS\SYSTEM32. Chắc chắn rằng bạn không ghi đè bất cứ file nào trong thư mục này. Nếu file này đã tồn tại thì bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 2: Sửa file "php.ini" mà bạn đã copy vào thư mục C:\WINDOWS bằng notepad hay một text editor nào đó.
Tìm dòng "extension_dir = *một lệnh gì đó*". (có thể là extension_dir = "./" ).
Và sửa thành : extension_dir="c:\php\ext"
Bước 3: Cũng trong file "php.ini" bạn bỏ ghi chú 2 dòng sau bằng cách loại bỏ dấu chấm phẩy (đầu dòng)
Tìm 2 dòng có :
extension=php_mysql.dll
và extension=php_mysqli.dll
(thường thì 2 dòng này nằm liên tiếp nhau).
Bước 4: Lưu lại file “php.ini” và khởi động lại máy.
Bước 5: Tôi đã cung cấp một tập lệnh PHP đơn giản để kiểm tra kết nối vào cơ sở dữ liệu MySQL. Sao chép nội dung code dưới đây và dán vào một tập tin gọi nó là ví dụ : "testmysql.php" và đặt nó vào thư mục gốc web thư mục (giống như "phptest.php")
PHP Code: <?PHP
//remember to change the password to whatever you set
//it to in mysql instance configuration
//first parameter is server name, 2nd username 'root', 3rd is password
$rst = @mysql_connect("localhost", "root", "root");
if (!$rst) {
echo ("<p>Unable to connect to database manager.</p>");
die('Could not connect: ' . mysql_error());
exit();
}
else {
echo ("<p>Successfully Connected to MySQL Database Manager!</p>");
}
if (!@mysql_select_db("mysql")) {
echo ("<p>Unable to connect database...</p>");
exit();
}
else {
echo ("<p>Successfully Connected to Database 'MYSQL'!</p>");
}
?>
Bước 6: Nếu bạn truy cập vào link: http://127.0.0.1/testmysql.php
và nó báo là "Successfully Connected to MySQL Database Manager!" và "Successfully Connected to Database 'MYSQL’ . Yeah. Điều này đồng nghĩa với bạn đã thành công, hãy thỏa sức lập trình PHP đi nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét